|

Lễ hội truyền thống

content:

I. Đình Cống Vị

Đình Cống Vị nằm tại ngõ 518 Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội. Cống Vị là tên gọi ngôi đình làng Cống Vị xưa, nay thuộc phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đình thờ Đức Thánh Hoàng Phúc Trung – Thành hoàng làng Cống Vị, người có công dân, lập làng, khai phá vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long thời Lý. Đình Cống Vị đã được Thành phố xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hoá năm 1999

Lễ hội Đình Cống Vị hàng năm gồm 2 lễ hội chính:

- Lễ hội kỷ niệm ngày sinh Đức Thành hoàng Lệ Mật (11/1 ÂL).

- Lễ hội tưởng niệm ngày hóa Đức Thành hoàng Lệ Mật (12/10 ÂL).

Lễ ngày sinh và ngày hoá của Đức Thánh Hoàng Phúc Trung – Thành hoàng làng Cống Vị, để tưởng nhớ Thành Hoàng làng Hoàng Phúc Trung (hay còn gọi là Hoàng Lệ Mật). Theo thần phả, ông vốn quê làng Lệ Mật, nay thuộc xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Năm 16 tuổi, dưới thời vua Lý Thái Tông, ông được làm chức giám quan. Một lần công chúa dạo thuyền bị ngã sông, ông đã dũng cảm vớt được xác công chúa. Nhà vua thưởng nhiều vàng lụa và ban chức tước, song ông chỉ xin được đem dân nghèo từ trang Lệ Mật về cày cấy ở 13 trại phía Tây kinh thành, gọi là Thập tam trại. Cống Vị là một trong 13 trại nông nghiệp thời ấy. Ông mất năm Kỷ Hợi (1059) đời vua Lý Thánh Tông và được dân lập đền thờ.

Lễ hội xưa có tục lệ dân 13 trại rước kiệu về đình Vĩnh Phúc (đình Hàng Tổng) để tế lễ, rồi lại rước về đình Cống Vị. Ngày nay, lễ hội đã không còn việc rước kiệu này.

Ngày nay cứ đên dịp ngày 23/3 AL hàng năm là ngày Ông ngày ông dắt dân nghèo Lệ Mật sang khai hoang lập ấp trại ở Tây thành, dân 13 trại lại về cựu quán Lệ Mật cùng dân làng Lệ Mật tổ chức Lễ hội rất trọng thể, trang nghiêm.

Nhớ ngày 23 tháng 3
Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê
Kinh quán, cựu quán đề huề
Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây.

II. Đình Kim Mã Thượng:

          Đình Kim Mã Thượng nằm ở ngõ 194 Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội. Theo các sắc phong, thần phả của đình để lại thì đình thờ 3 vị Thành hoàng là: Bố Cái Đại Vương, Linh Lang Đại Vương và quan Thái Giám Hoàng Phúc Trung. Các vị thần này đều có liên quan đến các sự kiện lịch sử lớn diễn ra trong vùng.

Một năm làng có 2 lễ hội chính : Lễ ngày sinh của Thánh Đức Đại Vương Linh Lang (thành hoàng làng) và lễ hóa của ngài. Trong đó, ngày lễ hóa là ngày chính, được tổ chức vào ngày 10 tháng 2 âm lịch hàng năm. Đám rước bắt đầu vào chiều ngày hôm trước ( chiều ngày mồng 9 tháng 2 ). Vào ngày này, mỗi dòng họ, mỗi gia đình lại sắm lễ, chuẩn bị một cỗ mang lên đình. Trước là để thắp hương kính cẩn lên Thành Hoàng Làng, sau là cả làng và khách thập phương cùng nhau thụ lộc hưởng chung.

content:
content:

content:

Thư viện hình ảnh

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 1358
Số lượt truy cập: 435919